Vì sao phải biết phương pháp dùng đơn giá địa phương và bài toán bù trừ chênh lệch vật tư?
28/02/2020 / Nguyễn Thế Anh
Lượt xem: 1
Vì sao phải biết phương pháp dùng đơn giá địa phương và bài toán bù trừ chênh lệch vật tư?
Ta cùng xét tình huống sau: Hợp đồng đơn giá điều chỉnh, hạng mục công trình có đơn giá theo hồ sơ dự thầu và ký hợp đồng tính là đơn giá tổng hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện, khối lượng thực tế các hạng mục cấu thành đơn giá tổng hợp thay đổi, dẫn đến đơn giá tổng hợp thay đổi. Vậy khi thanh toán sẽ thực hiện thế nào để được thanh toán đầy đủ theo thực tế?
Trả lời:
Bài toán phải giải ở trên ta chỉ có dữ liệu đầu vào là đáp số, không có phương trình, nhưng lại phải điều chỉnh 1 biến trong phương trình đó. Thật khó phải không bạn?
Tôi dẫn lại tình huống này để các bạn học viên Dự toán GXD, học viên khóa học Định giá Xây dựng hiểu. Vì sao?
1. Bạn phải biết phải về trình tự hình thành các loại đơn giá qua các khâu
- Đơn giá lập TMĐT: giá tổng hợp + suất vốn đầu tư
- Đơn giá lập dự toán: giá XD chi tiết + giá XD tổng hợp
- Đơn giá dự thầu: chi tiết hoặc trọn gói, đơn giá ký hợp đồng, đơn giá thanh toán, đơn giá điều chỉnh.
2. Bạn phải biết các phương pháp xác định đơn giá để khi yêu cầu thực tế cần gì thì đáp nấy
Ngoài biết tính đơn giá chi tiết (đơn giá trực tiếp, đơn giá công trình), bạn phải hiểu rõ bài toán bù chênh lệch vật tư, việc hình thành đơn giá địa phương (sử dụng đơn giá gián tiếp và bù trừ)
3. Bạn phải hiểu Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đã khuyến cáo dù ký hợp đồng đơn giá “vo tròn” vẫn nên có bảng tính chi tiết đi kèm mà chứng minh
Trở lại tình huống nêu trên, đây là 1 tình huống khó này năm 2008, 2009 tôi gặp ở dự án Dung Quất (khi đó tôi là thành viên tổ xử lý giá tăng đột biến của Chính phủ, vẫn còn Quyết định trên mạng), Bộ Xây dựng phải thành lập 1 hội đồng để bàn và xử lý, khá nhiều cuộc họp.
- Hướng đi là tìm cách chứng minh lại một cách khách quan của sự hình thành giá ký hợp đồng. Mọi sự ko khách quan đều có thể bị quy kết làm thất thoát vốn Nhà nước. Nếu có bảng tính chi tiết đi kèm, thì lấy ra để xác định sự thay đổi, gửi tới cơ quan uy tín như Viện Kinh tế xây dựng thẩm tra, nếu không vượt ... gì gì đó (tra văn bản) thì Chủ đầu tư phê duyệt và cùng nhà thầu thực hiện tiếp.
- Giải pháp của Thầy Kiều Thanh Xuân, giảng viên Khóa Thanh Quyết toán GXD: "Về vấn đề này trong hợp đồng cũng nên có điều để mở. Áp dụng điều 6 nghị định 37/2015/NĐ-CP thì những gì trong hợp đồng không có quy định rõ ràng khi xảy ra các sự kiện phát sinh có thể căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành để giải quyết. Vì thế nên thường CĐT và nhà thầu sẽ dùng định mức Nhà nước để giải quyết tình huống này!"
Đấy nhé các bạn học viên dự toán GXD và định giá: phải hiểu về cách sử dụng đơn giá địa phương khi lập dự toán, qua đó hiểu về bài toán bù trừ. Chứ ko phải như mấy ông tầm hiểu ngắn, em chỉ cần lắp định mức trực tiếp vào giá tính đơn giá trực tiếp, cần gì bù chênh lệch khó hiểu, loằng ngoằng. Bởi đặc điểm ngành xây dựng nó thế, người ta cũng nghĩ chán về các phương pháp rồi. Không trang bị trước thì đến lúc tắc lại vò đầu bứt tai, vài lần có quãng thời gian như vậy thôi là đã già, cuộc sống & công việc chẳng vui, stress...
Tư tưởng và tầm nhìn là: Giải quyết được công việc hiện tại, nhưng vấn đề giải quyết được phải đặt tạo ra cả nền tảng để giải quyết các công việc khác có liên quan, trong tương lai. Ví dụ: Lập dự toán, nhưng phải đặt đến tầm nhìn khi thanh quyết toán có trôi trảy, thuận lợi hay không? Không phải in rồi xuất ra cái hồ sơ, quẳng cho thẩm định/thẩm tra, lọt qua, phê duyệt là xong.
Mong tất cả các giảng viên GXD dùng tình huống này để minh hoạ, phân tích cho học viên về bản chất vấn đề, sự cần thiết phải nắm bắt phương pháp dùng đơn giá địa phương và bù trừ chênh lệch. Xuất phát tưc đặc điểm của sản xuất xây dựng: thi công xây dựng kéo dài, dùng nhiều nguồn lực khác nhau, giá cả không đồng biến...
Kỹ sư định giá hạng 1 hay QS siêu hạng hiểu biết nền tảng và xuyên suốt trình tự đầu tư nó khác mấy ông chỉ sở hữu chứng chỉ.