Phương pháp tự học hiệu quả cao

Phương pháp tự học hiệu quả cao

02/09/2017 / Nguyễn Thế Anh

Lượt xem: 1


Phương pháp tự học hiệu quả cao

Bạn đã từng nghe nói về tự học, nhưng chưa chắc bạn đã biết các phương pháp tự học, kĩ năng tự học. Có thể bạn đã nghe mấy chỉ dẫn chung chung: Tự làm bài tập, chịu khó đọc sách, chăm chỉ thực hành,…. Bạn cũng chưa hiểu rõ các phương pháp tự học để áp dụng vào bản thân và có con đường thích hợp nhất trong việc thu nạp kiến thức.

Vậy tự học là gì?

Tự học là bạn vừa là người tiếp thu, vừa là phải tự chủ động tìm tòi, khám phá, suy nghĩ… trong việc thu nạp kiến thức, tri thức cho bản thân.

Lý thuyết là vậy, nhưng bạn sẽ thấy không phải cứ "tự" là "học" được. Nhiều người nhầm tưởng tự học là tự tất tần tật: Tự mở sách ra nghiên cứu, tự phát hiện ra các vấn đề và tự xử lý nó… Không phải vậy! Trước tiên, để tự học hiệu quả bạn cần trang bị để đạt trình độ tư duy và phương pháp tiếp cận kiến thức khoa học nhất định. Nếu không sẽ bị rơi vào trạng thái học hùng hục mà không hiệu quả, kiến thức trọng tâm thì bỏ qua, những nội dung kém quan trọng hơn thì lại lan man dàn trải.

Tự học là một quá trình khó và cũng không quá khó. Khó thì rõ rồi, rất nhiều người bỏ ngang khóa học mà không đi tới tận cùng. Không quá khó nếu như bản thân bạn có những kĩ năng kiểm soát thời gian, kĩ năng tư duy, ghi chép, hệ thống kiến thức và thu nhận những kiến thức mới với một sự chủ động và say mê. Nếu vậy thì tức là bạn đã, đang và sẽ luôn tự học một cách thành công và tự nhiên.

Lợi ích của việc tự học

- Bạn tự sắp xếp thời gian phù hợp nhất. Bạn có thể học bất cứ lúc nào, ở đâu cảm thấy tiện lợi và hứng thú. Bạn không phải lo chen chúc tắc đường đến lớp, bạn có thể ung dung ngồi điều hòa máy lạnh mà nghiên cứu, không sướng à?

- Tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân, lợi dụng điều đó để khiến việc tự học trở nên dễ thở. Kinh nghiệm của tôi mỗi khi chán nản là tôi lại nghĩ về việc mình có bao nhiêu tỷ và cách chi tiêu thế nào cho hợp lý, thế là sự hào hứng lại kéo đến..

- Học với mức độ và khối lượng phù hợp với bạn, không phải giảng viên giảng nhanh quá, bạn tự quyết sẽ học những gì bạn còn yếu, quá hiệu quả.

- Hãy tìm ra điều bạn say mê qua khóa học, biến việc học thành điều bạn thích, chứ không chỉ là nghĩa vụ.

- Học với bất kì ai bạn thích, kết hợp với cách hoạt động khác nữa. Gian nan cần vượt qua: Tự học thì rõ là phải siêu tự giác, cái gì cũng phải tự chủ, tự quản rồi, khó khăn đến mấy thì cũng phải động viên mình tự vượt qua!

- Chuyện hôm nay xin để ngày mai: Những cơn lười đấy, bạn đang bị "ma lười" ám đến mức trì hoãn kế hoạch của mình lại, nhất là khi ngày hôm nay đã bị bạn dùng để chơi bời hết nửa. Nhớ này, không phải ngày mới là một bắt đầu mới, bạn có thể bắt đầu ngay lúc nào bạn muốn, nhìn những kẻ đang đi trước bạn một (số) bước mà tự nhủ mình phấn đấu nhé. Giữa một đường đua ai cũng đang chạy hết sức, người không đi chính là người tụt hậu đấy.

- Tớ không thể tập trung được: Bạn hoàn toàn có thể đuổi bớt sự xao lãng đi bằng cách tạo một không gian yên tĩnh, ít thứ để phân tâm, chỉ có sách vở để bạn thanh tịnh mà học. Nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn thấy bị xao lãng, hãy dùng thần chú:" Thôi tập trung, học" và làm ngay theo nó, chỉ vài lần thôi, bạn sẽ luyện được thần công tập trung siêu cấp.

- Nhưng không có áp lực, bạn lần nữa mà không sao bắt mình học được: Một trong những lý do khiến bạn học về đêm mới thấy vào, không còn thời gian nào khác chứ sao. Thế này nhé, hình dung ra số bài tập bạn cần hoàn thành và những chặng nhỏ để hoàn thành nó. Bạn sẽ không thấy mục tiêu xa vời đâu, nhắc nhở mình sau khi hoàn thành từng chặng nhỏ sẽ khiến bạn thấy vứt đi gánh nặng và đốc thúc mình đi đến đích nhanh hơn đấy.

- Làm sao khi tự học tớ biết nên học trọng tâm cái gì? Sao không chứ? Bạn có thể tìm hiểu dạng đề thi, giới hạn thi, hỏi thầy cô nếu đó là môn thi ở trường hoặc tra cứu từ đề thi cũ và đề tham khảo. Hơn nữa, khi đọc sách, chắc chắn bạn cũng sẽ nắm được những vấn đề cốt lõi cần được học sâu và chuyên tâm mà. Tự học kết hợp với học trên lớp tốt, kết quả sẽ mỹ mãn luôn.