Nhật ký công trình có thể dùng bản đánh máy hay phải viết tay?
21/11/2024 / Nguyễn Thế Anh
Lượt xem: 203
Nhật ký công trình có thể dùng bản đánh máy hai phải viết tay? Nhiều ý kiến cho rằng: Nhật ký công trình đâu có dùng bản đánh máy được, phải được viết bằng tay chứ nhỉ ?
Về bản chất vấn đề:
Chất lượng công trình không tốt lên hay xấu đi qua việc Ghi nhật ký (chép tay) hay In nhật ký. Dù ghi hay in đều phải ký tươi hết. Các anh/chị đi làm cứ để ý các thầy bắt mấy bạn sinh viên chép tay báo cáo thực tập, không cho in. Các bạn ấy khi đi làm tụt lùi hẳn vụ soạn thảo văn bản dùng Word, khi các anh/chị giao soạn thảo 1 văn bản Word cứ lờ rà lờ rờ. Nếu mà người ghi nhật ký chữ xấu thì những ông đọc, kiểm tra chết dở luôn vì phải giương mục kỉnh để soi và đánh vần, suy luận. Sau này cần tra cứu lại nhật ký cũng rất khó khăn.
Về quy định hiện hành:
Tại khoản 11, Điều 25. Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP nội dung là: Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. Chữ lập nhật ký ở đây sử dụng rất đắt, thể hiện tư duy thời đại và vượt tầm của người soạn thảo Nghị định. Chứ Lập có nghĩa là không bắt buộc phải "Ghi".
Khoản 1 và 2 Điều 10. Nhật ký thi công xây dựng công trình của Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 46 cũng dùng từ "Lập nhật ký". Khoản 2 còn nói: Chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức nhật ký. Vậy tại sao không thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật để làm việc cho hiệu quả, nhanh và nhàn?
Về ý kiến từ thực tế công việc:
Kỹ sư Trương Đức Kiên, công ty CP BĐS Thành Đông: Em ủng hộ việc này, hóa đơn GTGT còn in đc nói gì nhật ký, sau thêm chữ ký số cá nhân nữa, mọi hồ sơ gọn nhẹ upload lên cloud vừa minh bạch, kiểm soát dễ dàng, con người nghiên cứu công nghệ chủ yếu tăng năng suất lao động, có nhiều thời gian dành cho việc khác.
Kỹ sư Trịnh Vương (Lạng Sơn): Em thấy riêng về vốn ngân sách nhà nước việc ghi nhật ký hay hồi ký cũng chỉ là khâu thủ tục để hoàn tất hồ sơ thôi. Nó cũng chẳng làm cho chất lượng công trình tốt lên được. Kỹ sư Dương Đức Thắng cho rằng: Vốn tư nhân cũng thế. Còn vốn nước ngoài thì không cần.
Kỹ sư Phạm Văn Tân: Nhật ký trong ngày không có nghĩa là anh cán bộ kỹ thuật cầm quyển nhật ký xong chạy theo ai làm gì là ghi luôn. Mà cuối ngày ta ghi lại bằng máy có sao đâu nhỉ? Như biên bản nghiệm thu: các bác đi lượn lờ đo đạc xong ghi tạm, đến khi về lán ta làm biên bản cho đẹp, trình bày thông tin vào đó thì chết ai? Vấn đề là con người và nhận thức. Để sau này mà sau này cần thì lần tìm lại. Nhật ký in ấn, đóng quyển càng rõ. càng đẹp thì càng tốt. Có thay đổi thiết kế hay chỉ dẫn của chủ đầu tư khi thi công ta làm bản AutoCad rõ ràng chả hơn viết tay tỷ lần à!
Kỹ sư Hoàng Quân, Hà Nội: Nếu như hoàn thiện hồ sơ KCS trên phần mềm QLCL luôn. Xuất một phát ra nhật ký tương ứng luôn thì oke quá đi chứ.
Kỹ sư Vũ Hải Long, Quảng Ninh: Bản chất phần mềm QLCL GXD, là giúp anh/em làm hồ sơ nhanh, kịp, khoa học so với khối lượng thi công.vì thực tế hiện nay đa số anh/em làm hồ sơ nghiệm thu chưa khỏe, chưa mạnh, vẫn còn chậm. Từ lâu em đã áp dụng nghiệm thu nhiều mục trong 1 biên bản, bỏ nghiệm thu nội bộ. Hồ sơ hoàn công 1 bản (vì soát 1 bản gốc cũng đủ mệt). Hy vọng bỏ ghi nhật ký vào 2018.
Ths Nguyễn Thế Anh: Khi tham gia tập huấn Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Thông tư số 26/2016/TT-BXD, giảng viên, là lãnh đạo Cục Giám định - Bộ Xây dựng, cũng là những người tham gia soạn thảo các Nghị định và Thông tư nói trên có nói: Thậm chí email kỹ thuật gửi trao đổi giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, tập hợp lại, in ra cũng có thể coi là nhật ký.
Nhiều Kỹ sư (khách hàng dùng phần mềm QLCL GXD): Trong lúc mọi người tranh cãi nhau, công trình chúng tôi ứng dụng phần mềm QLCL GXD vào in và ghi nhật ký rồi. Công việc rất hiệu quả, nhàn, hồ sơ đẹp, gọn gàng, rõ ràng, sáng sủa. Chủ đầu tư thích, cơ quan quản lý đến kiểm tra thấy hợp lý. Khâu thanh quyết toán, hồ sơ hoàn công cũng rõ ràng.
Về công nghệ:
- Bạn xem ngày trước các cụ toàn vẽ tay, từ khi có AutoCad có ai ký vào bản vẽ tay nữa không?
- Cách mạng công nghiệp 4.0 rồi, những người ở các nước khác nhau còn tham gia vào công việc mang tính quyết sách như: Lập dự án, Bản vẽ thiết kế... Làm việc online, thông tin qua mạng. Thì việc giản đơn như In hay ghi nhật ký sao cứ phải ghi tay?
- Mô hình thông tin công trình BIM đang được ứng dụng và thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ. Thời đại công nghệ số hóa, cán bộ Tư vấn giám sát và cán bộ Kỹ thuật ở hiện trường, dùng Ipad điều hành thi công theo dõi chất lượng... thông tin truyền đi khắp nơi, Chủ đầu tư ngồi ở đâu cũng rõ tình hình thực tế ra sau. Ảnh chụp thực địa được truyền ngay về nơi lưu trữ, đám mây, server... Vậy thì cứ giữ thói cũ cho việc ghi nhật ký tay làm gì?
- Phần mềm QLCL GXD đã hỗ trợ việc lập (ghi), quản lý và lưu trữ thông tin Nhật ký. Lưu ý là: không chỉ ghi nhật ký nhé, mà là quản lý và lưu trữ số liệu Có thể mở ra tra cứu nhật ký của ngày bất kỳ rất nhanh, nhân bản những dữ liệu giống nhau để giảm thao tác, chỉnh sửa dữ liệu khác giữa các ngày, in ấn nhật ký...
- Mời bạn xem video bài giảng sau nhé:
- Còn đây là khóa học Lập hồ sơ chất lượng GXD.
Tóm lại: Tôi đã phổ biển các quy định của pháp luật, chia sẻ lại các kinh nghiệm - ý kiến hay. Sau đó làm công cụ tốt để bạn làm công việc liên quan đến Nhật ký cho nhàn. Còn lại Quyết định in hay ghi tay là do con người - do chính bạn. Đọc bài này, hiểu biết và thuyết phục các bên được thì nhàn và hiệu quả cho công việc. Sướng khổ hay do mình.
Chúc bạn thành công.
Ths Nguyễn Thế Anh, Giám đốc TT, Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng