Làm thế nào để trở thành Kỹ sư có Nghiệp vụ quản lý thi công giỏi?
28/02/2020 / Nguyễn Thế Anh
Lượt xem: 1
Em chuẩn bị thi tuyển vào công ty, họ nói sẽ thi NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THI CÔNG, em đi thi công cũng được vài năm mà chưa biết cái này là gì. Xin chỉ điểm giúp em với. Em cám ơn.
Quản lý là gì? Tôi từ kinh nghiệm bản thân đúc kết là: Giữ cho mọi thứ trong khuôn khổ và tiến về phía trước.
Quản lý thi công: Bạn làm cho công trường gọn gàng, mọi thứ đều nằm trong trật tự, an toàn, chất lượng, hiệu quả và công việc tiến về phía trước, không bị ì trệ, không có nguy cơ lụt tiến độ, người nào việc ấy, công việc nào đến phiên nó trên bản tiến độ thì được triển khai, vật tư nào sắp được dùng thì chuẩn bị, đội nào sắp đến lịch thì thiết bị dụng cụ và con người sẵn sàng, an toàn thi công được tuân thủ. Thi công đúng thiết kế, thủ tục - trình tự - phát sinh - bổ sung chuẩn. Làm xong nghiệm thu được, hồ sơ chứng từ chứng minh đầy đủ. Đặc biệt là lấy được tiền, thanh toán được sản lượng hoàn thành, thanh toán tiền lương cho anh em kỹ sư phụ trách thi công và các tổ đội đúng hạn, đặc biệt người quản lý thi công cũng phải có phần :))...
Công trình với dự án giờ ngày càng lớn, nhà bao việc, rất bận rộn. Muốn làm tốt công tác quản lý thi công, giảm sự bận rộn vắt chân lên cổ không hết việc thì kỹ sư quản lý thi công phải thành thạo các công cụ:
1- Phần mềm Word soạn thảo văn bản, thư từ, công văn qua lại, thuyết minh, biện pháp... ngôn ngữ chịu khó thảo luận trên diễn đàn cho nhuần nhuyễn, khi viết cứ thế tuôn trào (như tôi đang viết cho bạn nè, không thiếu từ, cứ phải nghĩ cách cho bớt để viết đỡ dài, dài quá dù chất ko ai đọc).
2- Phần mềm Excel tính toán, xử lý các bảng tính, xử lý số liệu...
3- Phần mềm AutoCad mở bản vẽ, vẽ thêm, chỉnh sửa, vẽ biện pháp, trình bày tiến độ, xử lý bản vẽ hoàn công...
4- Phần mềm Microsoft Project: lập bản tiến độ, theo dõi và cập nhật tiến độ thường xuyên
5- Phần mềm Dự toán GXD: Khi cần là có thể lập bảng chào giá bổ sung, lập kế hoạch sử dụng và gọi vật tư theo tuần, tháng, quý - giúp kế toán lấy hóa đơn, chứng từ phù hợp
6- Phần mềm Dự thầu GXD: Khi cần là có thể lập giá thầu, hạch toán chi phí lãi lỗ, xác định giá thành, giá khoán cho tổ đội
7- Phần mềm Quản lý chất lượng GXD: Lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng: biên bản nghiệm thu công việc, biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu hạng mục; Lập hồ sơ nghiệm thu khối lượng (theo tư duy hướng thanh toán); Lập hồ sơ hoàn thành công trình (hoàn công); Lập & quản lý, cập nhật Nhật ký thi công; Lập & quản lý Nhật ký ATLĐ...
8- Phần mềm Quyết toán GXD: Làm hồ sơ thanh toán, quản lý khối lượng thanh toán theo hợp đồng, làm phát sinh, bổ sung... hướng đến quyết toán hợp đồng, cung cấp tư liệu cho Chủ đầu tư quyết toán vốn đầu tư thuận lợi
9- Ngoài ra, nếu làm các dự án Nhà nước (kể cả Tư nhân) thì phải rành các quy định về: Quản lý chi phí, Quản lý đấu thầu, Quản lý hợp đồng, Quản lý chất lượng, Quản lý thanh quyết toán... Các công cụ ở đây chính là Luật, Nghị định, Thông tư, văn bản công bố...
Đặc biệt các phần mềm: Dự toán GXD, Dự thầu GXD, QLCL GXD, Quyết toán GXD... trong các hướng dẫn sử dụng luôn chứa hàm lượng chuyên môn cao. Khi đọc làm thực hành thành thạo các phần mềm đó thì cũng đồng thời tích lũy cho mình 1 lượng lớn kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng rồi.
Không biết thì đi học, cày tài liệu, cày video, Google, Youtube, Gxd.edu.vn... tập trung cao độ không phân tán, không lan man, ai nói gì cũng không suy suyển cứ thế tập trung việc mình đi tới... Chán phần mềm này thì chuyển sang tìm hiểu phần mềm kia, cứ thế xoay vòng cho đến khi thành thạo.
Kết hợp với việc đúc rút, tích lũy kinh nghiệm thực tế không ngừng nghỉ, bên cạnh đó luôn hoàn thiện mình trong các mối quan hệ cư xử với mọi người, thu phục dẫn dụ lòng người... bạn sẽ không chỉ trở thành Kỹ sư quản lý thi công giỏi, mà sẽ giỏi thêm nhiều chuyên môn nghiệp vụ khác.
Ths Ks Nguyễn Thế Anh
Giảng viên Công ty CP Giá Xây Dựng