Khái quát về quy trình, đường đi nước bước của công tác lập dự toán công trình những vấn đề chính

Khái quát về quy trình, đường đi nước bước của công tác lập dự toán công trình những vấn đề chính

05/02/2019 / Nguyễn Thế Anh

Lượt xem: 1


Khái quát về quy trình, đường đi nước bước của công tác lập dự toán công trình những vấn đề chính

1. Khái niệm:

Dự toán xây dựng công trình là gì?

2. Mục tiêu:

Lập dự toán công trình để làm gì? Vai trò, tác dụng của nó để làm gì?

3. Đứng ở góc nhìn nào

Ai sẽ là người lập dự toán? Mình đang làm với vai trò là Chủ đầu tư tự thực hiện, hay Tư vấn thiết kế lập dự toán hay nhà thầu lập dự toán dự thầu để đấu thầu?
Những ai sẽ xem xét, phê phán quyển dự toán đó? Nguồn vốn nào? Liệu lập dự toán ra có được người ta công nhận hay phải đem về làm đi làm lại?

4. Cơ sở pháp lý

Giá trị tiền tỷ, không thể đùa được! Anh bảo tôi cần 100 tỷ để xây dựng công trình đó thì dựa vào đâu để xác định ra? Có giải trình được không hay là bảo em thích con số đó?

5. Nội dung của dự toán

Mình đi xác định những gì?

6. Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình

Phương pháp lập như thế nào?

- Tính toán dần từng khoản chi phí, theo trình tự từ trái sang phải. Một số trường hợp có thể lập dự toán Gxd và Gtb song song, phân cho 1 phòng lập dự toán xây dựng, 1 phòng lập dự toán thiết bị.

Gdtct = Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp

- Chi phí xây dựng (Gxd): có hướng dẫn phương pháp xác định (lập dự toán) tại Phụ lục 3 của Thông tư số 06/2016/TT-BXD.

- Với dự toán chi phí thiết bị (Gtb) gồm Gms, Glđ, Gđt,cg thì: Glđ và thí nghiệm hiệu chỉnh lập tương tự Gtb ở trên, Gms lập ra bảng danh mục mua sắm thiết bị tương tự danh mục hàng hóa ta mua ở siêu thị họ tính tiền, còn Gđt, cg thì tùy từng công trình.

- Gqlda, Gtv tính toán theo phương pháp hướng dẫn ở Quyết định số 79/2017/QĐ-BXD

- Gk tùy từng công trình có các loại chi phí khác nhau, có chi phí thì lập dự toán tương tự Gxd ở trên, có chi phí thì điều tra, có chi phí thì tính theo tỷ lệ % trên Gxd, Gtb đã tính được ở trên…

- Gdp thì tính theo hướng dẫn ở Phụ lục 2 của Thông tư số 06/2016/TT-BXD.

 

6. Tính toán xong thì căn chỉnh, hoàn thiện:

- Bìa dự toán

- Thuyết minh: Đã sử dụng các căn cứ và cơ sở nào để tính dự toán, số liệu lấy ở đâu, nguồn nào; theo biện pháp thi công, theo công thức nào…

- Các bảng tính phụ, báo giá, văn bản... sưu tầm thêm để chứng minh hồ sơ dự toán

7. In hồ sơ dự toán

- In các bảng tính toán chi tiết để chứng minh.

- Sao cho: người đọc quyển dự toán in ra có thể kiểm tra lại giá trị dự toán.

8. Nhân bản, trình ký, gửi cho bên A

- Bên thuê mình làm dự toán sẽ gửi đi thẩm định / thẩm tra

- Nếu bên thẩm định / thẩm tra khi xem dự toán, thấy có vấn đề sẽ gọi người lập lên giải trình, không giải trình thì người ta phê phán trong báo cáo thẩm tra và bên A lại yêu cầu mình làm lại. Nếu không làm lại thì không trả tiền hợp đồng lập dự toán

- Nếu bên thẩm định / thẩm tra OK, thì bên A phê duyệt dự toán, đem ra đấu thầu - thi công. Đến khi thanh tra / kiểm toán vào lại kiểm tra lại dự toán - lại yêu cầu giải trình (nếu có vấn đề gì), nếu không giải trình được thì phạt.

- Như vậy: người lập dự toán phải tính ra giá trị dự toán, nhưng phải bảo vệ được mình tính toán đúng đắn