Học dự toán công trình: Khái niệm về Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
28/02/2020 / Nguyễn Thế Anh
Lượt xem: 1
Học dự toán công trình: Khái niệm về Thu nhập chịu thuế tính trước
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng khác với sản phẩm công nghiệp như Iphone và sản xuất Iphone ở chỗ nào?
1. Xây dựng thì đơn chiếc - không thể tổ chức dây chuyền sản xuất công nghiệp hàng loạt như Iphone được. Người ta đã cố nghiên cứu các loại lắp ghép nhưng mà chưa được. Do các KTS, Kết cấu sư, Địa chất sư, Cơ điện sư... mỗi công trình nó lại cứ thích sáng tạo, uốn lượn, cong cong, to và dài... hơn
2. Xây dựng thì thời gian kéo dài - yếu tố này là kẻ thù truyền kiếp của sự biến động giá cả, lòng người, thay đổi nhân sự (sếp trước ăn rồi về hưu, sếp mới thế nào đây) - còn Iphone ra các đời mới, rớt giá đời cũ rất nhanh (nhưng giá này do Apple quyết là chính, nó chủ động cuộc chơi - còn xây dựng giá cát nó lên 700k/m3 Nhà thầu và CĐT không sao được). Đây là đặc điểm vì sao học dự toán phải biết bài toán bù trừ chênh lêch. Chứ cứ định mức phệt thẳng đơn giá trực tiếp thì quá dễ, chỉ được cái trước mắt thôi, biết 1 mà ko biết 2.
3. Xây dựng giá trị lớn - cái gì bây giờ động vào cũng tỷ tỷ, Iphone dù có đắt xắt ra miếng thì cũng vài chục triêu thôi
4. Xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng - giá trị bỏ ra nhiều, nếu sai, lỗi, xảy ra sự cố sập đổ... thì có ảnh hưởng trên diện rộng, thiệt hại gây hậu quả lâu dài, phế thải thì nhiều, nhiều trăm năm sau bê tông - gạch vỡ - chạt cũng chưa thành đất màu được. Mấy dự án đắp chiếu thì bà con è cổ dài dài. Iphone có rơi phát chỉ vỡ mặt kính, rơi vào chân không gẫy, hiếm hoi lắm đâu đó có ông vừa sạc vừa chơi điện tử, nổ hay chập thì chỉ ảnh hưởng 1 người thôi - hậu quả ko lớn như ông xây dựng
5. Xây dựng thì "xanh cỏ thì đến, ngói đỏ thì đi", ăn ở tạm bợ, bờ bụi, thiếu thốn, xa nhà... để sản xuất, Iphone thì vị trí sản xuất cố định, nhà máy Izo, sạch sẽ, mát mẻ, tiện nghi... Làm thế nào để khuyến khích anh/em theo đuổi nghề xây dựng mà không bỏ sang hết nghề lắp ráp, kinh doanh Iphone?
.v.v.... rất nhiều đặc điểm nữa
Tất cả những đặc điểm như nói ở trên khiến cho trước khi triển khai 1 dự án xây dựng người ta phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và lập kế hoạch cẩn thận. Kỹ sư Kinh tế xây dựng được đào tạo mục tiêu chính là để LẬP KẾ HOẠCH, HOẠCH ĐỊNH, ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC, CHIẾN THUẬT - để xử lý các vấn đề liên quan đến các đặc điểm nói trên sao cho dự án HIỆU QUẢ, KHẢ THI, TỐI ƯU...
Các kế hoạch là: Kế hoạch tiến độ, Kế hoạch chi phí, Kế hoạch (quản lý) chất lượng... Trong đó Kế hoạch chi phí: chính là Tổng mức đầu tư, dự toán công trình, dự toán gói thầu, dự toán dự thầu...
6. Việc phải lập kế hoạch cẩn thận trước khi thực hiện liên quan đến 1 đặc điểm rất quan trọng nữa là: Công trình xây dựng phải thực hiện trên giấy trước (Vẽ, hình dung, dự trù chi phí... nay mai GXD BIM 5D là xây dựng bằng mô hình trước). VÀ nó được BÁN TRƯỚC rồi mới đi sản xuất, chế tạo. Khác với Iphone có sản phẩm chế tạo, bày lên giá, các em đội cổ động váy ngắn hết cỡ, tung tăng khoe hàng (giới thiệu sản phẩm và thuyết phục), ưng là mua, trả tiền lấy hàng.
Ký hợp đồng xây dựng xong rồi mới đi thi công (nhất là trọn gói): Chủ đầu tư (Bên A) đồng ý giao cho Nhà thầu (Bên B) nội dung & phạm vi công việc như sau, với giá trị là n tỷ đồng, thời gian thực hiện là... Chính là đã thỏa thuận mua bán rồi mới đi chế tạo. Ký hợp đồng bán rồi mới đi chế tạo do đó Nhà thầu không còn cơ hội quyết định mức lãi của mình nữa. Khác với Iphone X: cửa hàng nó bảo 29 triệu, tức là nó biết lãi của nó bao nhiêu trong đó rồi, trả thấp hơn nó đếch bán. Cái này đến bức xúc cho mấy em nhà thầu mặc cả trọn gói vẫn tranh cãi đó: tăng lên thì nó chơi quịt, giảm xuống thì nó cắt - cũng vì cầm đằng lưỡi. Em Iphone á, còn lâu mới chơi quịt được nhá, hàng họ đấy, xem kỹ đi, có thể sờ mó, ngắm vuốt, nhưng $ đâu nôn ra mới được sở hữu nhá.
Gõ giải thích cho mấy bạn trái ngành mệt quá. Các nội dung này các bạn nên đến lớp nghe Mr Nguyễn Thế Anh giảng sẽ hay hơn, sâu hơn, khoái và sướng hơn nhá.
Chính vì phải lập kế hoạch và theo đặc điểm trên: người ta phải dự trù trước một khoản lãi (làm ăn, sản xuất, kinh doanh phải có lãi) để làm gì? Để cho các doanh nghiệp Nhà thầu yên tâm công tác trong điều kiện như ở đặc điểm số 5 ở trên "xanh cỏ thì dến, ngói đỏ thì đi. Khi em còn nhỏ mình chăm chút, dậy thì rồi em theo về làm vợ người ta ấy."
Yên tâm là sẽ có lãi, yên tâm công tác trong ngành. Lãi này để sau có tiền mà tái đầu tư phát triển, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích các quỹ...
Hồi đi học ĐHXD (43KT1) mình không được học đo bóc khối lượng dự toán, các thầy không đào tạo Ks KTXD làm việc đó. Nhưng các môn học của Ks KTXD gần gũi với lập dự án, hiệu quả, bóc tách, khối lượng, dự toán, định mức... nên xã hội sử dụng luôn vào các việc này mà chưa phát huy được chuyên môn và cái tầm của Ks KTXD.
Thôi còn dài, ai chịu đọc đến đây cũng hàng cao thủ đấy. Các giảng viên GXD cập nhật nhé. Phải hiểu sâu sắc nghề mới được, như trên đã dài mà viết chưa hết vì cũng chẳng mấy người đủ kiến nhẫn đọc hết.
Bài tiếp: Người ta xác định % TL ở bảng 3.9 trong Thông tư số 06/2016/TT-BXD như thế nào? Like và share nhiều thì tôi hứng thú thì viết tiếp nhé. Nếu bạn copy đăng chỗ khác thì nhớ ghi nguồn bài viết nhé.
Ths Nguyễn Thế Anh - admin http://gxd.edu.vn