5 câu hỏi đáp giúp bạn hiểu về lập hồ sơ hoàn công công trình
17/05/2018 / Nguyễn Thế Anh
Lượt xem: 1
5 câu hỏi đáp giúp bạn hiểu về lập hồ sơ hoàn công công trình
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, tên gọi là Hồ sơ hoàn thành công trình. Nhưng anh/em công trường vẫn quen gọi tắt là Hồ sơ hoàn công. Nếu bạn là người mới, được giao nhiệm vụ thì hình dung Bộ hồ sơ hoàn công gồm:
1. Hồ sơ quyết toán
- Làm hồ sơ này để trả lời câu hỏi 1: Nhà thầu thi công công trình Hết bao nhiêu tiền?
- Sản phẩm của nghiệp vụ này là: Quyển hồ sơ quyết toán
- Các công cụ (có thể lúc bạn đọc bài này đã có các thông tư, nghị định ban hành mới, hãy cập nhật):
+ Thông tư số 08/2016/TT-BTC về thanh quyết toán khối lượng hoàn thành
+ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
+ Thông tư số 07/2016/TT-BXD về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
+ Thông tư số 09/2016/TT-BTC về quyết toán vốn đầu tư
+ Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
+ Phần mềm Quyết toán GXD được khuyên dùng, các video hướng dẫn
- Khóa học: Nếu không tự học tự làm được, không có ai chỉ dạy bạn có thể tham gia khóa học Thanh Quyết toán GXD. Có thể học tại Công ty Giá Xây Dựng (đăng ký Ms Thu An 0985 099 938) hoặc học ngay trên trang http://gxd.edu.vn (online).
2. Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ này để trả lời câu hỏi 2: Ai cho Nhà thầu làm, căn cứ đâu?
- Sản phẩm là: tập hợp các hồ sơ như sau:
+ Hợp đồng
+ Các loại quyết định...
+ Hồ sơ thiết kế, báo cáo kinh tế kỹ thuật...
+ Các hợp đồng cung cấp vật tư, nhân lực ... (nếu có, tùy chủ đầu tư - TVGS công trình mới yêu cầu có)
- Nghiệp vụ này: Bạn chủ yếu tập hợp tài liệu cho đủ.
3. Hồ sơ chất lượng
- Hồ sơ này để trả lời câu hỏi 3: Nhà thầu làm có đạt chất lượng không? bằng chứng đâu? (vì vật liệu đã chuyển hóa vào công trình, hầu hết các công tác đã bị khuất lấp ở bên trong công trình)
- Sản phẩm: (các) quyển hồ sơ
+ Biên bản bàn giao mặt bằng
+ Các loại chứng chỉ xuất xưởng (có công trình CĐT hoặc TVGS yêu cầu để vào mục 2 Hồ sơ pháp lý, nhưng để vào hồ sơ chất lượng phù hợp hơn)
+ Các loại chứng chỉ thí nghiệm (xi, cát, đá, thép, gạch...)
+ Các loại biên bản nghiệm thu (tim trục, nghiệm thu các công tác, đối với bê tông có nơi còn yêu cầu biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông, sau biên bản nghiệm thu bê tông là kết quả nén mẫu, tương tự đối với vữa thì có kết quả nén mẫu vữa), Nhật ký công trình
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn. (tùy nơi có hay không có phụ lục khối lượng)
+ Sau cùng là biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng (có phụ lục khối lượng)
- Các công cụ:
+ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
+ Nghị định số 136/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng (bạn đọc đi, biết là nếu việc mình làm không đúng thì bị phạt thế nào, vài lần bị phạt là các bài học thấm nhất)
+ Sử dụng phần mềm Quản lý chất lượng công GXD (QLCL GXD) hiện được nhiều kỹ sư ưa chuộng vì giảm hẳn sự vất vả, giảm thiểu sự sai sót...
+ Kênh video hướng dẫn: http://youtube.com/hosochatluong
- Khóa học: Nếu không tự học tự làm được, hỏi thì bị dấu nghề bạn có thể tham gia khóa học Lập hồ sơ chất lượng, thực hành phần mềm QLCL GXD
Trong hồ sơ chất lượng có bản vẽ hoàn công đi kèm để tính toán khối lượng của phần nghiệm thu đưa vào sử dụng. Thông thường cuốn Hồ sơ chất lượng sẽ đóng quyển thành các tập. Bản vẽ hoàn công là 1 phần riêng biệt.
4. Bản vẽ Hoàn công: Là cái bản vẽ sau khi hoàn thành công trình.
- Lập bản vẽ này để trả lời câu hỏi 4: Vẽ lại cho Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý NN có thẩm quyền xem Nhà thầu đã làm những gì, có thay đổi gì so với thiết kế ban đầu?
- Sản phẩm là: tập Bản vẽ hoàn công.
Có chỗ nào sai với thiết kế thì mày vẽ lại, chỗ nào giống thì copy.
- Các công cụ: AutoCad, máy photo, bút vẽ...
5. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
Ở thời điểm hiện tại, bạn dựa vào Phụ lục III Kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng.
Tóm lại: Nếu bạn là người được giao nhiệm làm hồ sơ hoàn thành công trình. Bạn hãy đặt mình ở vị trí cái thằng tên là "mày" ở trong bài và tìm cách trả lời các câu hỏi sau làm cho suy nghĩ đơn giản cho đời dễ chịu:
1. Ai cho mày làm? Hồ sơ Pháp lý.
2. Mày làm có đạt chất lượng không? Hồ sơ chất lượng.
3. Mày làm hết bao nhiêu tiền? Hồ sơ quyết toán.
4. Vẽ lại cho tao xem mày làm những gì, có thay đổi gì so với thiết kế ban đầu? Bản vẽ hoàn công.
5. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình đã đủ chưa?
Khóa học Quản lý chất lượng GXD có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chia sẻ cho bạn. Đáng để đăng ký tham gia lắm lắm. Hãy liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 để ghi danh tham dự lớp học Quản lý chất lượng GXD ngay nhé.