Học lập dự toán công trình: Chuẩn bị các thông tin, tài liệu để bắt đầu lập dự toán

Học lập dự toán công trình: Chuẩn bị các thông tin, tài liệu để bắt đầu lập dự toán

22/09/2018 / Nguyễn Thế Anh

Lượt xem: 1


Câu hỏi: Em muốn chuẩn bị hành trang cho nghề dự toán và bắt tay vào lập dự toán công trình em cần chuẩn bị những gì?

Trả lời: Một số gợi ý các bạn nhé

Muốn giàu có hãy học theo các thói quen của người giàu có, tham khảo các lời khuyên của họ đã đúc rút. 1 trong 6 lời khuyên của tỉ phú Warren Buffett: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai.

Nếu kiên trì theo đuổi Dự toán GXD bạn có cơ hội để kiếm tiền ít nhất từ 3 nguồn (đỡ rủi ro cho cuộc sống):

1) Sử dụng Dự toán GXD để lập dự toán (làm tư vấn thiết kế, thẩm tra/thẩm định, làm giá thầu...) - là nguồn 1

2) Làm đại lý phân phối phần mềm Dự toán GXD - là nguồn thứ 2

3) Giảng dạy lập dự toán, đi gia sư dự toán - là nguồn thứ 3

Không có gì dễ dàng cả, kiếm tiền thì càng không dễ dàng. Phải kiên trì, miệt mài, sáng tạo và thông minh. Trong lĩnh vực dự toán chi phí, đọc là tiền.

Đi vào câu hỏi (giải đáp với công trình sử dụng vốn nhà nước, vốn tư nhân tham khảo nhé):

1) Quyết định đầu tư của dự án (có công trình mà bạn đang cần lập dự toán)

Trong Quyết định đó sẽ có nhiều thông tin bạn cần: Giá trị tổng mức đầu tư, cơ cấu chi phí của Tổng mức đầu tư, loại công trình, cấp công trình, có thể là kế hoạch đấu thầu nữa... Ví dụ: Để xác định chi phí chung trong dự toán, bạn cần chi phí xây dựng trong Tổng mức đầu tư, khi đó phải tra Quyết định đầu tư.

2) Thông tin địa điểm xây dựng:

Bạn dựa vào thông tin này để:

- Chọn bộ cơ sở dữ liệu mdb của địa phương nạp vào phần mềm Dự toán GXD. Dữ liệu phần mềm Dự toán GXD luôn cập nhật mới nhất, cứ tải dữ liệu sẽ luôn có dữ liệu cập nhật.

Ví dụ: Công trình xây dựng ở Hà Nội, tại thời điểm này chọn CSDL HaNoi2017. Công trình xây dựng tài tp HCM, tại thời điểm này vẫn dùng CSV HoChiMinh2015.

- Các quyển Đơn giá địa phương cần được đặt trên bàn (không mua được bản gốc thì phải photo)

- Công bố giá vật liệu gần nhất

- Cước vận chuyển công bố gần nhất

- Báo giá vật liệu đến hiện trường (báo giá này có thể tìm sau vì khâu chuẩn bị này chưa biết công trình sẽ dùng vật liệu gì)

3) Loại công trình:

Thông tin này giúp bạn điều gì?

- Làm căn cứ để tra các định mức tỷ lệ tính: Chi phí trực tiếp khác, Chi phí chung (xem sheet Ts của phần mềm Dự toán GXD) - Để sau tra định mức tỷ lệ, nội suy: Chi phí quản lý dự án, một số chi phí tư vấn và một số chi phí khác (sheet QĐ 79)

- Tra chỉ số giá để tính chi phí dự phòng, một số trường hợp tra suất vốn đầu tư để tính 1 số chi phí

4) Cấp công trình, số bước thiết kế:

Thông tin này giúp làm căn cứ tra định mức tỷ lệ tính chi phí thiết kế...

5) Hồ sơ bản vẽ thiết kế, báo cáo khảo sát địa chất

- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật: Bạn sẽ xác định được dự toán ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình (nếu có)

- Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công: Bạn sẽ xác định được dự toán ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công của công trình

- Báo cáo khảo sát địa chất: Giúp bạn xác định cấp đất, đá để trong sheet DutoanXD của phần mềm Dự toán GXD có thể tra các mã theo quy cách Cấp đất, đá...

- Báo cáo khảo thủy văn, ...

6) Các văn bản (các bạn nên tạo 1 thư mục và tải các văn bản lưu vào đó tiện tra cứu)

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chi phí ĐT XDCT

Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình

- Thông tư số 17/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp

- Quyết định số 451/QĐ-BXD hướng dẫn phương pháp đo bóc khối lượng công trình

7) Các tập định mức dự toán (kích vào tên để tải file)

- Lập dự toán Chi phí xây dựng phải có tập ĐM số 1776/BXD-VP, số 1091/QĐ-BXD, số 1172/QĐ-BXD để trên bàn.

- Lập dự toán Chi phí phần thiết bị phải có các tập ĐM số 1777/BXD-VP, số 1173/QĐ-BXD+... nói chung lắp đặt thiết bị thì định mức thiếu nhiều và người có kinh nghiệm phải sưu tầm, tích lũy nhiều định mức từ các Bộ Ngành khác nhau công bố và thông tin định mức từ các công trình tương tự

- Chi phí Quản lý dự án, chi phí tư vấn: ĐM công bố theo Quyết định số 79/QĐ-BXD

- Câu hỏi: Lập dự toán công trình bưu chính viễn thông hoặc công trình điện thì dùng tập định mức nào?

8) Các tài liệu khác: Bạn sưu tầm thêm nhé

9) Các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu về dự toán

Cần nhắc bạn dự toán là công việc Rất Quan Trọng thậm chí còn hơn cả Thiết kế Kết cấu, Kỹ thuật công trình - bởi kết cấu, kỹ thuật mà không có tiền thì tịt hết chẳng làm được gì cả. Do đó phải đầu tư tìm hiểu thật bài bản, chứ không phải bắt tay vào làm rồi vẫn “đếch” hiểu định mức, đơn giá, giá vật tư... là gì, chết dở, xuống sông xuống bể hết. Kích vào đây, đọc, thảo luận và tích lũy ngay nhiều kiến thức?

Nói chung, khâu lập dự toán khó khăn, không chính xác là do: Thiếu thông tin!

- Thiếu thông tin trong máy tính, trong cái đầu của người lập dự toán

- Thiếu thông tin do cơ quan có thẩm quyền công bố

- Thiếu thông tin lưu trữ do kinh nghiệm làm việc qua tích lũy lại, thông tin từ thị trường...

Nếu đủ thông tin rồi thì các phép tính toán ra giá trị dự toán rất đơn giản, thậm chí phần mềm Dự toán GXD đã tính hết giúp bạn rồi. Đầu tư 1 phần mềm Dự toán GXD cài trong máy và chuẩn bị thực hành theo các bài học tiếp là nghe theo lời khuyên tỉ phú Warren Buffett đấy bạn.

Chúc bạn thành công.

P/s: Để đăng ký khóa học lập dự toán tại GXD JSC mời bạn liên hệ Ms Thu An 0985 099 938 hoặc 0974 889 500 hoặc bất kỳ nhân viên GXD nào trong vòng kết nối của bạn.