Chọn Giảng dạy là 1 hướng đi riêng, thị trường ngách cho các kỹ sư, giảng viên xây dựng

Chọn Giảng dạy là 1 hướng đi riêng, thị trường ngách cho các kỹ sư, giảng viên xây dựng

02/05/2018 / Nguyễn Thế Anh

Lượt xem: 1


Chọn Giảng dạy là 1 hướng đi riêng, thị trường ngách cho các kỹ sư, giảng viên xây dựng

Trích hồi ký của một chủ nhiệm khoa: Suy nghĩ, nhận thức và công việc.

Tác giả: Gs. Ts. Nguyễn Đình Cống, chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về kết cấu Bê tông cốt thép, nguyên trưởng Khoa Xây dựng trường ĐHXD. Thầy Cống đã tặng cho admin Nguyễn Thế Anh và các bạn lớp cao học quyển hồi ký của thầy khi giảng dạy.

Xin chia sẻ lại với bạn đọc Tư duy làm việc khác biệt, chọn thị trường ngách, lối đi riêng rất hay của "ông bê tông, dầm cột, 1 cục".

Từ năm 1992 việc đào tạo cao học được mở rộng. Trong chương trình phần cứng do Bộ (Giáo dục và đào tạo) quy định có môn “phương pháp luận nghiên cứu khoa học” và môn “lý luận dạy đại học”. Đây là những môn trường ta không có thầy, phải mời ngoài. Tôi thấy đây là hai môn rất hay nên đã theo học một số buổi, càng học tôi càng thích thú. Tôi cũng thấy việc mời thầy ngoài làm cho trường bị động và hiệu quả không cao. Tôi quyết tâm đi học, nắm vững hai môn này để có thể dạy được, giúp trường giải quyết khó khăn, giúp học viên học tập có hiệu quả hơn.

Tôi đem ý đồ bàn với anh Lâm Quang Cường, chủ nhiệm khoa sau đại học và hiệu trưởng Nguyễn Văn Chọn (bạn có thể thấy rất nhiều sách KTXD của GS TSKH Nguyễn Văn Chọn - admin). Được các anh tán thành và cổ vũ tôi lập một dự án thực hiện trong hai năm. Trong lúc vẫn làm đầy đủ mọi công việc bình thường, tôi tranh thủ đi khắp các trường từ Bắc chí Nam có người dạy hai môn trên để học hỏi, trao đổi, thu thập chương trình, tài liệu. Tôi làm báo cáo gửi lên Bộ và xin đăng ký dạy các môn này tại trường. Bộ đã đồng ý và ra quyết định công nhận, kiểu như là cấp giấy phép hành nghề.

Từ đó tôi dạy 2 môn nói trên ở trường ĐHXD và dần dần các nơi khác biết đến nên cũng mời dạy. Tôi đã đi dạy ở các trường như ĐH Kiến trúc, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Thương mại, ĐHY khoa Hà Nội, Cục Khí tượng thuỷ văn... Dạy ở đâu tôi đều dành công sức, thời gian tìm hiểu chuyên môn và khoa học của ngành đó để có được những thí dụ và vận dụng thực tế, làm cho bài giảng sinh động và người học thích thú.

Thực ra nhận dạy 2 môn này tôi cũng có ý định kiếm thêm cái cần câu cơm. Tôi chọn làm 1 việc nhu cầu đang nhiều mà nguồn cung thì ít. Trong lúc các thầy khác kiếm việc làm thêm bằng thiết kế hoặc thi công, tôi làm thêm bằng dạy học. Càng dạy tôi càng thích thú, càng say sưa vì phát hiện ra nhiều điều bổ ích. Nhiều học viên nhận xét nội dung và phương pháp dạy của tôi thật tuyệt vời, môn học thật sự có giá trị.

Thế nhưng tôi hành nghề có hiệu quả chỉ trong vài năm, sau đó nhiều trường yêu cầu bỏ môn học này vì họ không tìm được thầy dạy có chất lượng. Thế là Bộ đồng ý cho các trường tuỳ ý sắp xếp. Từ chỗ hai môn có thời lượng 2x45=90 tiết, trường ĐHXD giữ lại :

- 25 tiết cho phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học đại cương và

- 20 tiết cho phương pháp Nghiên cứu Khoa học chuyên ngành

Gần đây lại bỏ luôn phần đại cương và chỉ giữ lại phần chuyên ngành. Thế là công lao kiếm được chiếc cần, chỉ câu được vài vụ nay đành gác lại. Tuy vậy, cứ theo Bật Tử Tiện thì học và dạy hai môn này tôi đã không mất gì mà được rất nhiều thứCái được nhất là đã đem phương pháp, đạo lý và nhiệt tình truyền lại cho hàng ngàn người, để lại trong lòng họ những kỷ niệm tốt đẹp về một người thầy yêu nghề và yêu người.

Các thầy cô và các bạn kỹ sư giàu kinh nghiệm hãy tham khảo tư tưởng trên, suy nghĩ chọn lựa môn học, chủ để để tham gia giảng dạy trên http://gxd.edu.vn nhé.

Trong cuộc đời tôi cũng có vài lần làm tương tự và thành công: Khi tôi ở với những người trồng cà phê ở Tây Nguyên thì tôi trồng ớt để bán cho những người trồng cà phê, khi các kỹ sư KT&QLXD học phần mềm và làm dự toán, tôi chọn hướng đi riêng là làm dự toán và dạy thêm lập dự toán... Khi người ta đổ xô vào làm phần mềm dự toán, tôi đi nghiên cứu làm phần mềm dự thầu, thanh quyết toán, quản lý chất lượng... kết quả là luôn có chỗ đứng ở phân khúc riêng trong thị trường. Không bắt chước ai, không làm theo số đông...